Gần Tết, tội phạm tung nhiều chiêu lừa đảo, làm gì để tránh 'mắc bẫy'?

Cập Nhật:2024-12-29 15:10    Lượt Xem:148

Gần Tết, tội phạm tung nhiều chiêu lừa đảo, làm gì để tránh 'mắc bẫy'?

go88 thiên đường

Gần tết, tội phạm tung nhiều chiêu lừa đảo, người dân cần  làm gì để tránh 'mắc bẫy'? - Ảnh 1.

Ứng dụng giả mạo Tổng cục Thuế - Ảnh: Công an cung cấp

Chiều 27-12, Công an TP Hà Nội cho biết cuối năm luôn là "thời gian vàng" của các loại tội phạm hoạt động, trong đó tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên tục gia tăng, phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi.

Những chiêu thức, thủ đoạn 'giăng bẫy' của kẻ lừa đảo

Đáng chú ý gần đây thủ đoạn giả mạo là cán bộ của các cơ quan nhà nước gọi điện cho người dân cài các ứng dụng giả mạo của VNeID, dịch vụ công, Tổng cục Thuế, sổ tay sức khỏe điện tử… để lừa đảo chiếm quyền điều khiển điện thoại rồi chiếm đoạt tài sản xuất hiện ồ ạt.

Theo công an, để tạo lòng tin, kẻ lừa đảo thường gọi điện giả danh cán bộ thuộc lực lượng công an, UBND vận động người dân đi cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử VNeID, khai báo thông tin trên dịch vụ công, Tổng cục Thuế, sổ tay sức khỏe điện tử.

Kẻ mạo danh sau đó gợi ý, hướng dẫn người dân tự thực hiện cài đặt trên điện thoại di động cá nhân để không cần trực tiếp đến cơ quan công an. Khi người dân đồng ý thực hiện,h5.3178 slot các đối tượng hướng dẫn tải ứng dụng giả mạo thông qua các đường link (liên kết) được cung cấp.

Mang sổ đỏ đi cầm cố được 1, Mitra unipasby7 tỉ rồi chuyển sạch cho… ‘trưởng phòng công an’ giảTruy nã Bạch Công An giả danh công an nhiều lần trói tay, Download Higgs Domino Speeder Terbaru trùm đầu thanh niên, cướp gần 1 tỉ

Sau khi cài đặt, ứng dụng sẽ yêu cầu người dân cung cấp tất cả các quyền như truy cập trên điện thoại bao gồm danh bạ, vị trí, hình ảnh, camera, ghi âm, trợ năng trên điện thoại.

Ngay sau khi ứng dụng được cấp quyền, kẻ lừa đảo có thể theo dõi và điều khiển hoàn toàn điện thoại của nạn nhân từ xa.

Từ đó chúng có thể thực hiện soạn, gửi tin nhắn SMS, mở khóa thiết bị di động, bật tắt mạng Internet, truy cập wifi; đọc, ghi danh bạ; đọc, ghi lịch sử cuộc gọi, thực hiện cuộc gọi, tự thực hiện khôi phục mật khẩu tài khoản.

Kẻ lừa đảo còn tự đăng ký các dịch vụ Internet Banking, Smart Banking, thay đổi hạn mức giao dịch của tài khoản, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của nạn nhân.

Nguy hiểm hơn, nghi phạm có thể hoàn toàn thu thập được những thông tin cá nhân, thông tin nội bộ như ảnh chụp, video, tin nhắn, số điện thoại lưu trữ trên thiết bị, điều này đặt ra nguy cơ lộ, mất bí mật nhà nước (nếu có), bí mật đời tư.

Cần làm gì để tránh bị "sập bẫy" lừa đảo?

Để phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân chỉ cài đặt ứng dụng từ nguồn chính thống trên App Store (đối với hệ điều hành IOS cho điện thoại iPhone) và CH Play (đối với hệ điều hành Android).

Người dân tuyệt đối không cài đặt ứng dụng từ nguồn ngoài, từ các đường link lạ. Không bật chế độ cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định trên điện thoại, nguy cơ mất an toàn, an ninh cho thiết bị. Không cung cấp thông tin cá nhân của bản thân qua điện thoại.

Khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, người dùng nên đọc kỹ thông tin, không vội đồng ý tất cả các điều khoản khi cài đặt.

Cùng với đó, người dùng nên sử dụng những phương thức bảo vệ tài khoản sinh trắc học như vân tay, nhận diện khuôn mặt... để đăng nhập ứng dụng ngân hàng, các ứng dụng thanh toán khác.

Người dân không lưu thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng trên các phần mềm ứng dụng của điện thoại.

Ngoài ra, khi phát hiện các website lừa đảo, ứng dụng giả mạo, người dân cần thông báo ngay với các cơ quan chức năng và cảnh báo mọi người xung quanh để nhận diện, phòng tránh.