Cục Thú y phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Giang tiến hành tiêm thử nghiệm vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh tư liệu: Nguyễn Chiến/TTXVN
Sử dụng vaccine không chỉ giúp giảm bệnh truyền nhiễm mà còn đảm bảo quy trình chăn nuôi an toàn cho vật nuôi.Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, trong bối cảnh nhiều biến thể dịch bệnh như hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh trong chuồng trại và đàn vật nuôi phải được thực hiện một cách chặt chẽ và bảo vệ nghiêm ngặt. Thời gian qua, nhờ không ngừng cải tiến và các kết quả nghiên cứu vaccine, cả con người và vật nuôi đều được hưởng lợi, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an ninh lương thực thế giới.Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy cho rằng, Việt Nam có tiềm năng lớn để tiếp tục phát triển và sáng tạo ra các loại vaccine mới, đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe vật nuôi và người tiêu dùng. Với xu hướng xã hội hóa nguồn lực cùng sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, ngành thú y và chăn nuôi Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng để áp dụng những công nghệ tiên tiến, phát triển các loại vaccine hiện đại.Theo Cục Thú y, hiện nay, Việt Nam có 92 cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt GMP-WHO; trong đó 12 cơ sở sản xuất vaccine thú y; mức đầu tư khoảng 30 - 40 triệu USD/nhà máy. Các doanh nghiệp đã sản xuất 218 loại vaccine. Một số loại vaccine phòng bệnh quan trọng như: cúm gia cầm, bệnh tai xanh, lở mồm long móng, phòng bệnh dại. Đặc biệt gần đây nhất là vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi. Riêng vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE của Công ty cổ phần AVAC Việt Nam sang 5 nước, đánh dấu thành tựu lớn được cả thế giới công nhận.Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu 340 loại vaccine để đáp ứng được nhu cầu phòng các bệnh trên gia súc, gia cầm trong nước.Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, Cuộc Bách Thí Hôm Nay – Khám Phá Cuộc Sống Từ Những Điều Nhỏ Nhặt nguy cơ dịch bệnh trên các loài gia súc, Ứng Dụng Sinh Số Ngẫu Nhiên và Phân Tích Số Liệu Từ Bảng Kim Tự Tháp gia cầm và động vật hoang dã đang ngày càng gia tăng, D oán x s min nam minh ngc_ Khám Phá và Ứng Dụng Thực Tiễn mặc dù hiện nay các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát. Việt Nam có đường biên giới dài và hoạt động trao đổi thương mại, đi lại giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh mới lây lan nhanh chóng.Về vaccine, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ vaccine trên thế giới tạo ra cơ hội cho Việt Nam học hỏi và hợp tác. Công nghệ sản xuất vaccine của Việt Nam đã tiếp cận trình độ thế giới.Điển hình, Công ty cổ phần Thuốc thú y Trung ương 5 (Fivevet) đã ứng dụng tạo chủng gốc virus cúm gia cầm. Nhờ đó, vaccine do công ty chế tạo có kháng thể đạt 100%. “Việc chủ động được công nghệ tạo, lựa chọn chủng giống gốc phù hợp cho việc nghiên cứu,chơi bacarat phát triển và sản xuất vaccine đối với bệnh cúm gia cầm là cơ sở để tạo ra các loại vaccine công nghệ cao, phù hợp với các chủng lưu hành tại thực địa, góp phần vào công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại Việt Nam”, ông Trịnh Quang Đại, Giám đốc điều hành Nhà máy vaccine Công ty cổ phần Thuốc thú y Trung ương 5 chia sẻ.Chia sẻ về sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi, ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng giám đốc Công ty cổ phần AVAC Việt Nam chia sẻ, AVAC đã làm chủ công nghệ về tế bào và chủng virus, tối ưu được con giống và thích ứng giống vaccine nhân trên dòng tế bào DMAC. DMAC là kết quả AVAC trực tiếp nghiên cứu và hoàn thiện với nhiều tính năng vượt trội, đã được đăng ký bằng độc quyền sáng chế.Qua hơn 100 thí nghiệm trên động vật đã chứng minh, vaccine AVAC ASF LIVE an toàn cho lợn thịt từ 4 tuần tuổi, tạo miễn dịch bảo vệ nhanh sau 2 tuần, tỷ lệ bảo hộ cao trên 90% lợn tiêm vaccine (trên 5 tháng), không ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng của lợn hay ảnh hưởng đáp ứng miễn dịch của vaccine khác; an toàn và bảo hộ tốt cho lợn nái, ông Nguyễn Văn Điệp cho biết.Nhìn lại chặng đường phát triển, bà Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam đánh giá, công nghệ sản xuất thuốc thú y không những phát triển nhanh mà còn tiến bộ vượt bậc. Việt Nam có những công nghệ hàng đầu để sản xuất vaccine tai xanh, lở mồm long móng, dại, dịch tả lợn châu Phi,… Những loại vaccine này, trước đây, đa số đều phải nhập khẩu.Tuy nhiên, vaccine trong nước chưa được đón nhận rộng rãi. Bà Nguyễn Thị Hương cho rằng, một trong những điểm nghẽn là do tâm lý “sính ngoại” khi sử dụng vaccine. Doanh nghiệp trong nước phải nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng tạo nên thương hiệu.Ông Nguyễn Văn Long đề nghị, các Chi cục Chăn nuôi, Thú y, Thủy sản và các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ trong kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc sử dụng vaccine là vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc kiểm soát dịch bệnh.