Lực lượng QLTT Hà Nội thu giữ hàng nghìn sản phẩm giả thương hiệu, vi phạm... Ảnh tư liệu: Thu Trang/Báo Tin tức
Chỉ còn hơn tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm mà các đối tượng lợi dụng nhu cầu mua sắm tăng cao để kinh doanh các mặt hàng giả, hàng kém chất lượng, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Do vậy, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường phối hợp, triển khai biện pháp đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, vi phạm an toàn thực phẩm.
Theo Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội, trong tháng 11/2024, các lực lượng chức năng Ban Chỉ đạo 389 thành phố xử lý 1.801 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, khởi tố 6 vụ (19 bị can), thu nộp ngân sách 415 tỷ đồng; trong đó, Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra 359 vụ, xử lý hành chính 355 vụ, phạt hành chính 3,86 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm 2,91 tỷ đồng. Cục Hải quan thành phố Hà Nội phát hiện, xử lý 183 vụ, phạt hành chính 14,9 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm 11,9 tỷ đồng...
Cụ thể, mới đây Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 (Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội) đã kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh tại địa chỉ số 5 ngõ 199 Đình Xuyên, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn công tác phát hiện gần 12.000 sản phẩm tất chân có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu đã được bảo hộ, như Lacoste, Nike, Adidas… Hộ kinh doanh này vừa bán hàng trực tiếp tại cơ sở,Dự Đoán XSMB Hôm Nay Chính Xác Nhất – Cập Nhật Mới Nhất vừa bán hàng trực tuyến qua tài khoản mạng xã hội Zalo.
Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng trên để tiếp tục xác minh, Xem Trực Tiếp Bóng Đá Net – Trải Nghiệm Bóng Đá Đỉnh Cao Trên Màn Hình làm rõ. Trước đó, Hack Tài Xu Go88 - Phần Mềm Tiện Lợi Giúp Tăng Tài Khoản Nhanh Chóng cuối tháng 10/2024, Đội Quản lý thị trường số 24 (Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội) phối hợp với Công an huyện Hoài Đức cũng phát hiện 37.000 nhãn mác, 35.450 đôi tất chân giả mạo các nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, dịp Tết Nguyên đán là cao điểm mua sắm, nhiều doanh nghiệp khuyến mại, vì vậy, lực lượng chức năng sẽ kiểm soát, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng để tiêu thụ hàng lậu, hàng giả do nước ngoài sản xuất nhưng gắn nhãn của doanh nghiệp Việt Nam.
Đặc biệt, trong dịp cuối năm lực lượng quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm, làm rõ đối tượng kinh doanh,baccarat company tập kết, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, gian lận thương mại có tổ chức. Việc đấu tranh tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu dự báo nhu cầu sử dụng tăng cao trong dịp lễ, Tết như thuốc lá, pháo nổ, thực phẩm, bánh, kẹo, rượu, bia, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm... Địa bàn tập trung kiểm tra là các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, các đầu mối giao thông, điểm tập kết hàng hóa, tuyến giao thông trọng điểm...
Để tránh mua phải hàng giả hàng kém chất lượng, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú khuyến cáo người dân cần cẩn trọng hơn khi giao dịch mua bán hàng hóa không chỉ trên các trang mạng xã hội mà cả những sàn thương mại điện tử. Người dân nên lựa chọn những nền tảng trực tuyến uy tín và đăng ký pháp nhân và khai báo đầy đủ với cơ quan quản lý nhà nước. Vì lợi dụng nhu cầu mua sắm tăng mạnh vào dịp tết nên các đối tượng sẽ giao bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên các nền tảng trực tuyến, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội đang ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng, doanh nghiệp.
Do vậy khi mua hàng người dùng cũng cần kiểm tra và tìm hiểu kỹ thông tin về người bán; chỉ thực hiện giao dịch khi đã xác nhận được mức độ uy tín của người bán hàng; bảo đảm rằng người bán có đủ thông tin chi tiết về sản phẩm, hình ảnh chất lượng và mô tả chính xác. Đồng thời không chuyển tiền, thanh toán dưới mọi hình thức khi chưa xác định được uy tín của người bán và chất lượng của sản phẩm. Người dân cũng nên tìm hiểu về chính sách bảo hành và hoàn tiền của bên bán hàng để bảo đảm quyền lợi cho bản thân- chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.
Thời điểm này, các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng có kế hoạch trữ hàng để đảm bảo bình ổn giá cũng như an toàn thực phẩm trong dịp trước, trong và sau Tết. Bà Đỗ Tuệ Tâm, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội cho biết, các mặt hàng, sản phẩm hàng hóa đưa vào kinh doanh tại hệ thống bán lẻ của Hapro luôn phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Đơn cử như nông sản, thực phẩm phải đạt độ tươi phù hợp, phải chuyển đến siêu thị trong vòng 8 - 36 giờ kể từ thời điểm thu hái, đánh bắt và phải được bảo quản trong điều kiện tối ưu. Sản phẩm không được hư hỏng, không côn trùng, không nhiễm tạp chất, kích cỡ đạt chuẩn…
Công ty đã thành lập tổ kiểm tra an toàn thực phẩm thường xuyên kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập chặt chẽ; bảo đảm sản phẩm hàng hóa đều truy xuất nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm quy chuẩn an toàn thực phẩm trước khi trưng bày trên kệ của hệ thống siêu thị và trước khi đến tay người tiêu dùng. Đối với hàng trong nước thì phải có biên lai mua hàng và khi nhập ghi vào sổ mua hàng. Đối với hàng nhập khẩu phải có tem phụ bằng tiếng Việt, phải có bộ chứng từ kèm theo. Ngoài ra, hệ thống siêu thị của Hapro cũng có các tổ có nhiệm vụ kiểm tra chéo nhau giữa ngành hàng trong hệ thống để bảo đảm tuyệt đối không có hàng cận hạn sử dụng, hết hạn sử dụng...
Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Sở Công Thương Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh chuẩn bị nguồn hàng hóa bảo đảm chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ phục vụ nhân dân; tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định đối với các hoạt động khuyến mại, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội xuân 2025.