Giám đốc thú nhận không có tiền trả lương công nhân
Anh Nguyễn Văn Đông (33 tuổi, quê Nghệ An) là một trong 150 lao động Việt Nam bị công ty môi giới việc làm Nexcel tại tỉnh Aichi (Nhật Bản) nợ lương. Đầu tháng 12, anh cùng hàng chục lao động khác tập trung tại trụ sở công ty để yêu cầu thanh toán tiền lương tháng 9 và tháng 10.
"Trong xưởng có 13 lao động Việt bị nợ lương. Riêng tôi, công ty nợ gần 70 man (hơn 100 triệu đồng) tiền lương của 2 tháng. Suốt 6 năm làm việc nơi xứ người, đây là lần đầu tôi gặp phải cảnh này", anh Đông ca thán.
Lao động Việt bị nợ lương kéo đến công ty đòi quyền lợi (Ảnh: NVCC).
Sau 5 lần tìm gặp giám đốc công ty, anh Đông chỉ nhận được một tờ giấy cam kết trả lương. Tuy nhiên, đến nay, anh và các đồng nghiệp bàng hoàng khi công ty thông báo không có khả năng chi trả. Trong khi theo đuổi việc đòi quyền lợi, anh Đông đồng thời phải tìm kiếm một công việc mới để trang trải cuộc sống.
"Trước đây, công ty cũng có lần chậm lương nhưng chỉ khoảng 1-2 tuần là thanh toán bù. Tuy nhiên, sau khi nhận lương tháng 9, đến giờ chúng tôi vẫn chưa được chi trả thêm bất kỳ khoản nào.
Ban đầu, giám đốc không giải thích lý do, nhưng sau khi anh em chúng tôi báo cáo sự việc lên văn phòng lao động, ông ấy mới thú nhận do nợ nần nên không có tiền trả cho công nhân", nam lao động bức xúc.
Anh Đông bắt đầu làm việc tại công ty từ tháng 6 vừa qua. Hiện tại, anh đã tìm được công việc mới, nhưng vẫn phải xin nghỉ làm để tiếp tục đòi quyền lợi từ công ty cũ. Tháng này, anh đã xin nghỉ 2 ngày để theo đuổi việc này.
Theo anh Đông, một số công ty Nhật giữ lại tháng lương đầu tiên và chỉ trả lương từ tháng thứ hai trở đi. Vì vậy, tính đến nay, Hướng Dẫn Sử Dụng Link Vào K8 Mới Nhất_ Trải Nghiệm Và Cập Nhật anh Đông và hơn 100 lao động đã gần 4 tháng không có thu nhập, Giới thiệu về 88vin Shop_ Cổng game quốc tế dành cho tín đồ giải trí khiến họ rơi vào tình cảnh rất khó khăn.
"Chúng tôi đã thuê luật sư và nhờ công đoàn lao động hỗ trợ nhưng đến giờ vẫn chưa biết liệu có thể đòi lại được tiền lương hay không", Cuộc Bách Thí Hôm Nay – Khám Phá Cuộc Sống Từ Những Điều Nhỏ Nhặt anh Đông băn khoăn.
Nam lao động nói thêm, ở nơi đất khách quê người, không có tiền rất vất vả bởi chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Những người ở lâu có thể vay mượn bạn bè, còn những người mới sang thực sự rất khó khăn.
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản thăm, hỗ trợ lao động bị nợ lương (Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản).
Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, anh Chu Đăng An (32 tuổi, quê Phú Thọ) bị công ty môi giới nợ 2 tháng lương, với số tiền khoảng 60 man (gần 100 triệu đồng).
"Tháng 7, công ty chậm lương 1-2 ngày,chơi bacarat sang tháng 8 thì chậm đến 10 ngày. Chúng tôi phải gây sức ép rất nhiều thì công ty mới chịu trả. Nhưng từ tháng 9 đến nay, công ty không thanh toán lương cho người lao động mặc dù phía chủ đầu tư khẳng định đã chuyển tiền đầy đủ vào ngày 25 hàng tháng", anh An kể.
Từ khi bị công ty nợ lương, nam lao động quê Phú Thọ vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Thời gian này, anh đành phải đi hái quýt, nhặt lá tía tô, bất cứ việc gì được thuê, miễn có tiền trang trải cuộc sống.
"Suốt 4 tháng nay, gia đình tôi chỉ trông vào 8 man tiền lương của vợ. Khi có ai thuê làm nông, anh em đồng hương mới rủ đi làm. Mỗi tuần, tôi chỉ đi làm thêm 1-2 buổi, mỗi buổi kiếm được gần 700.000 đồng.
Thời gian này, hai vợ chồng không có tiền gửi về quê cho ông bà nuôi con, thậm chí phải vay mượn thêm bạn bè để sống", chàng trai rầu rĩ.
Điều anh An mong mỏi nhất là các cơ quan chức năng của Việt Nam và Nhật Bản có thể can thiệp, giúp đòi lại 2 tháng tiền lương bị nợ. Anh cho biết, người lao động gần như không thể làm gì để tự đòi quyền lợi.
Hỗ trợ gạo với lao động bị nợ lương
Trước tình hình lao động gặp khó khăn vì không nhận được lương, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã cử cán bộ tới tỉnh Aichi làm việc với đại diện công ty môi giới việc làm Nexcel, đại diện công ty sử dụng lao động Việt Nam, cơ quan chức năng của thành phố Toyota.
Đại diện sứ quán Việt Nam cũng đã làm việc với Cơ quan giám sát tiêu chuẩn lao động của thành phố Toyota, tỉnh Aichi, nơi có nhiệm vụ giải quyết các vụ việc liên quan đến vấn đề của lao động.
Trong thời gian chờ đợi, Ban Quản lý lao động đã hỗ trợ gạo cho các lao động Việt Nam nhằm giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại.
Lao động làm việc với cơ quan giám sát tiêu chuẩn lao động của thành phố Toyota, tỉnh Aichi (Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản).
Đồng thời, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cũng đề nghị chính quyền tỉnh Aichi và thành phố Toyota triển khai các biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực, giúp đỡ người lao động đang gặp khó khăn do chưa nhận được lương.
"Ban thường xuyên giữ liên lạc với đại diện người lao động để cập nhật tình hình và hướng dẫn kịp thời.
Chúng tôi cũng đang phối hợp với Cục Ổn định nghề nghiệp và Cục Tiêu chuẩn lao động thuộc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản thúc đẩy quá trình xử lý, giải quyết tiền lương cho người lao động sớm nhất có thể", đại diện Ban Quản lý lao động, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết.
Đến nay, các cơ quan chức năng tỉnh Aichi đã vào cuộc để tìm hướng giải quyết vụ việc nợ lương người lao động Việt Nam tại địa phương.